Biệt thự mang phong cách Tân Cổ Điển sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống.
Một số công trình biệt thự với phong cách Tân Cổ Điển trên thế giới
Ngân hàng Anh Quốc ( 1977 )
Một biệt thự bằng đá vôi được xây năm 1920 theo phong cách “chuẩn” Tân cổ điển tại ngoại ô Chicago, Mỹ do KTS. Margaret McCurry thiết kế.
Một số mẫu thiết kế nội thất phong cách Tân Cổ Điển được thực hiện bởi An Khoa Design
Biệt thự Võ Trường Tỏa, An Phú, Quận 2
Vì sao phong cách Tân Cổ Điển được yêu thích trong thiết kế biệt thự sang trọng đẳng cấp hiện nay
Vì sao phong cách Tân Cổ Điển được yêu thích trong thiết kế biệt thự sang trọng đẳng cấp hiện nay? Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu Phong cách Tân Cổ Điển là gì?
Kiến trúc cổ điển được biết đến là sự bao hàm của hai nền kiến trúc lớn và lâu đời mà chắc hẳn ai học lịch sử cũng đã từng nghe “Kiến trúc Hy Lạp” và “Kiến trúc La mã” cổ đại, đặc biệt phát triển rực rỡ vào thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên tại Hy Lạp và thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tại Rome, cùng chung hình thức sử dụng kết cấu là các thức cột và kiến trúc trán tường – trong tiếng Anh là pediment (phần hồi nhà có các bảng trang trí chạm khắc). Một giai đoạn trước gọi là “Tiền cổ điển” ( bắt đầu ở Hy Lạp từ 750- 500 năm TCN) đã được lược bỏ vì không có nhiều nét liên quan tới Tân cổ điển sau này.
Theo trang Britannica, một trong những nguồn Bách khoa toàn thư có danh tiếng và đáng tin cậy nhất về độ lâu năm đã định nghĩa “Kiến trúc Tân cổ điển” hay trong tiếng Anh là “Neoclassical Architecture” ( chữ neo tiếng gốc trong tiếng Hy Lạp cổ νέος – néos nghĩa là mới, hồi sinh, cải biến, tân tiến) như sau : “Là sự hồi sinh của Kiến trúc Cổ điển trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỉ 19. Nếu trước đó, cả thế giới chứng kiến sự lan tỏa của kiểu kiến trúc Phục Hưng từ thế kỷ 14, bắt nguồn từ vùng Tuscany của Ý với tư tưởng phục dựng lại thời kỳ Hy Lạp cổ đại, thí Kiến trúc Tân cổ điển lại được đặc trưng bởi quy mô, sự đơn giản từ hình khối, nhắc lại chi tiết thức cột, chủ yếu là Doric, sử dụng các cột này để gây ấn tượng và ưu tiên các mảng tường trống. Hương vị mới của sự đơn giản cổ xưa đã đánh bại sự thái quá của phong cách Rococo vốn nặng về trang trí rườm rà.” Trang architecture.com bổ sung thêm “Tỷ lệ, tính đối xứng và mối quan hệ giữa các bộ phận riêng lẻ với tổng thể cũng là đặc trưng cho chủ nghĩa này. Có thể mô tả một tòa nhà theo trường phái Cổ điển là dựa vào tỷ lệ của nó.”
Hành trình du nhập vào Việt Nam và lý do được yêu thích
Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 thịnh hành với chủ nghĩa Tân cổ điển cũng bắt đầu từ đây du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với văn hóa, khí hậu và vật liệu xây dựng của người Việt, phong cách này không được giữ nguyên bản mà được điều chỉnh dần, từ đó hình thành nên phong cách kiến trúc Đông dương ( Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp ( French Colonial) được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại. Như Phủ Chủ tịch ( trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ ( 1919),..xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển thịnh hành lúc bấy giờ. Thời kỳ này, mọi thứ đều được kiểm soát và được thiết kế bởi các kiến trúc sư nên kết quả những công trình được người Pháp xây dựng đều mang giá trị tinh thần và chất “cổ điện” không bị lạm dụng.
Giai đoạn sau Giải phóng và thống nhất đất nước, một lượng lớn “du học sinh”, “nghiên cứu sinh” có cơ hội được sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ rồi trở về xây dựng, theo ý kiến chủ quan thì đây có lẽ là lý do chính mà Tân cổ điển được thịnh hành trở lại sau Đổi mới. Mặc dù vẫn có nhiều công trình theo phong cách Hiện đại nhưng việc Nhà nước khuyến khích xây dựng nhà ở tư nhân mà không có một chỉ dẫn cụ thể hay ban hành quy chuẩn, những mẫu biệt thự được tinh giản hóa dần vẫn mang hơi hướng cổ điển nhưng tiêu chuẩn về tỷ lệ, không gian, vật liệu dường như không còn được như nguyên bản.
Theo tập khách hàng yêu thích phong cách Tân cổ điển, thì điều đầu tiên chiếm được cảm tình của họ là “vẻ đẹp vượt thời gian”, “sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống”. “Những chi tiết trang trí mang tới sự mềm mại cho không gian”. Vẻ đẹp của Tân cổ điển là về tỷ lệ và sự cảm thụ đến từ những chi tiết tinh xảo nhưng hợp lý, vừa đủ. Vượt thời gian bởi vì nó đã là quá khứ nên không thể lỗi mốt hơn được nữa.
Ngoài ra một lý do phong cách này được hầu khắp các gia chủ yêu thích bởi nó đặc trưng cho phong cách Âu Châu – Lối sống Âu Châu mà người Việt Nam vốn yêu thích và phần đa hướng đến nhờ sự giao thoa về văn hóa.
Biệt thự mang phong cách Tân Cổ Điển mang vẻ đẹp vượt thời gian
Một không gian mang phong cách Tân Cổ Điển luôn đẹp mãi với thời gian và không bao giờ bị gọi là “lỗi mốt”. Thực tế cho thấy chính cổ và cũ luôn tạo ra giá trị cao trong hiện tại.
Biệt thự mang phong cách Tân Cổ Điển sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống.
Có thể dễ dàng nhận thấy không gian mang phong cách Tân Cổ Điển mang vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp. Điều đó được thể hiện qua các bố trí không gian, vật liệu nội thất: Đá cẩm thạch, đá trắng làm tăng vẻ sang trọng; các chi tiết mạ đồng tạo nết cổ cũ nhưng rất sang; Chấy liệu nhung , da tôn vinh vẻ đẹp quý tộc.
Phong cách Tân Cổ Điển tạo ra giá trị thẩm mĩ cao
Không gian nội thất kết hợp Sản phẩm nội thất Tân cổ điển mang tính thẩm mỹ cao khó có phong cách nào đạt được điều này.
Những lưu ý khi thiết kế biệt thư phong cách Tân Cổ Điển:
Do những những nhận thức chưa đúng về phong cách Tân Cổ Điển mà hiện nay nhiều công trình được cho rằng được thiết kế theo phong cách Tân Cổ Điển nhưng ngẫu nhiên lại tại ra sự “chắp vá” tạo ra một sản phẩm”lỗi”. Vì vậy để làm ra một không gian mang phong cách Tân Cổ Điển đòi hỏi sự am hiểu tường tận của KTS về phong cách này.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG AN KHOA
HOTLINE: 0901 293 693
Địa chỉ: 2/7 Trung Lang, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Xưởng sản xuất: 245/12A Bình Thành, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, TP HCM.
Email: [email protected]
Website: ankhoa.com.vn