Khi thiết kế nội thất theo phong cách “Tân cổ điển đúng nghĩa” hay “Tân cổ điển lai tạp” thì các công trình vẫn luôn thể hiện được sự cầu kỳ, xa hoa và đẳng cấp của gia chủ. Vì sao phong cách nội thất Tân Cổ Điển hiện đại được yêu thích hiện nay?
Vì sao phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển hiện đại được yêu thích đến thế?
Là phong cách thể hiện đúng nhất tinh thần sang trọng, đẳng cấp của giới thượng lưu. Phong cách nội thất Tân Cổ Điển hiện đại gần như là lựa chọn an toàn và chủ đạo cho biệt thự, nhà phố, chung cư.
Thiết kế nội thất là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt. Có lẽ vậy nên để diễn tả được hết cái đẹp trong ý tưởng ra thực tế phải trải qua một quá trình trải nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khi con người trở nên giàu có thì nhu cầu được thể hiện mình là nhu cầu mạnh mẽ nhất. Và nơi thể hiện được điều đó chính là nhà.
Thế nhưng Vì sao phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển là lựa chọn an toàn cho Biệt thư, Nhà phố thậm chí là những ngôi biệt thự ở quê?
Dù bạn có làm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, nội thất hay không thì tôi và bạn đều phải khẳng định rằng phong cách Tân cổ điển là một phong cách đặc biệt. Là phong cách mang hơi hướng cổ và cũ. Nó chỉ dành cho những người có tính thẩm mỹ và có địa vị, tài sản nhất định, đủ tinh tế để thực hiện theo phong cách này.
Và dĩ nhiên những gia chủ sở hữu những không này giải được cho là những người có gu, có thẩm mĩ và có địa vị. Điều này thực sự phù hợp với đại đa số tâm lý của người dân Việt trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đây cũng là phong cách mang hơi hướng cổ và cũ nên thường phù hợp cho những người lớn tuổi, những người có địa vị xã hộị.
Dù đúng thiết kế “Tân cổ điển đúng nghĩa” hay “Tân cổ điển lai tạp” thì các công trình vẫn luôn thể hiện được sự cầu kỳ, xa hoa và đẳng cấp của gia chủ. nó được đại diện cho sự giàu sang, đẳng cấp.
“Phong cách Tân cổ điển được cho rằng đây là Phong cách của nhà giàu”
Lịch sử hình thành và phát triển của phong cách nội thất Tân Cổ Điển?
Kiến trúc Phục Hưng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên là sự khởi đầu của cảm hứng đến từ các giá trị kiến trúc thời La Mã, Hy Lạp với những mái vòm tròn, trần nhà, hàng cột, được vẽ cầu kỳ hay những bức tượng, phù điêu, chạm khắc lấy hình ảnh các vị thần trong thần thoại. Tiếp đến là phong cách Baroque và Rococo được áp dụng nhiều cho cung điện, lăng tẩm của hoàng gia và giới quý tộc châu Âu. Thêm đó không thể thiếu trào lưu Art Deco, nặng về tính trang trí cầu kỳ, rườm rà.
Đền Baalshamin, Palmyra - Ảnh Smarthistory.org
Theo trang Britannica định nghĩa, “Kiến trúc Tân cổ điển” hay trong tiếng Anh là “Neoclassical Architecture” ( chữ neo tiếng gốc trong tiếng Hy Lạp cổ νέος – néos nghĩa là mới, hồi sinh, cải biến, tân tiến) như sau : “Là sự hồi sinh của Kiến trúc Cổ điển trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỉ 19. Nếu trước đó, cả thế giới chứng kiến sự lan tỏa của kiểu kiến trúc Phục Hưng từ thế kỷ 14, bắt nguồn từ vùng Tuscany của Ý với tư tưởng phục dựng lại thời kỳ Hy Lạp cổ đại, thí Kiến trúc Tân cổ điển lại được đặc trưng bởi quy mô, sự đơn giản từ hình khối, nhắc lại chi tiết thức cột, chủ yếu là Doric, sử dụng các cột này để gây ấn tượng và ưu tiên các mảng tường trống. Hương vị mới của sự đơn giản cổ xưa đã đánh bại sự thái quá của phong cách Rococo vốn nặng về trang trí rườm rà.”
Giai đoạn tiếp theo của phong cách Tân Cổ Điển được bắt đầu ở Pháp và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và châu Âu với hàng loạt các cung điện, trụ sở, bảo tàng, thư viện, trường học được xây dựng theo phong cách này.
Bảo tàng quân sự Dresden's Military History Museum - Ảnh Archdaily
Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, Tân cổ điển được chuyển sang thêm một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng và bỏ bớt những phần nặng trang trí hơn.
Cho đến này nay phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển vẫn luôn được yêu thích. Nhưng các công trình mang phong cách Tân Cổ Điển được đào sâu nghiên cứu, sử dụng niêm luật, quy tắc, tính bản địa và áp dụng hợp lý trong từng công trình. Vậy nên hiện nay phong cách Tân Cổ Điển hiện đại trở thành 1 thuật ngũ quen thuộc.
Bằng cách xây dựng, bố trí kiến trúc và nội thất những không gian mang phong cách Tân Cổ Điển hiện đại dần dần toát lên vẻ đẹp sang trọng nhưng không còn ở sự phôn trương, xa hoa trong thời điểm hiện nay.
Lịch sử và quá trình phát triển phong cách Tân Cổ Điển tại Việt Nam
Như chúng ta đã biết, vào năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến vào nước ta và chính thức mở ra cuộc chiến tranh xâm lược. Cũng từ thời điểm đó dân Việt đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp kéo dài hàng trăm năm. Đây là lý do chủ yếu để kiến trúc Tân Cổ Điển mà cụ thể là kiến trúc Pháp bắt đầu du nhập vào nước ta.
Nhà hát Lớn Hà Nội : Biểu tượng của di sản kiến trúc, nghệ thuật Pháp - Ảnh Internet
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt - Ảnh Internet
Tuy nhiên, theo một số nhà KST gạo côi cho rằng, để phù hợp với môi trường, văn hóa, vật liệu xây dựng bản địa mà phong cách Tân Cổ Điển không giữ được những nét nguyên bản. Vì có có sự giao thoa như vậy nên phong cách kiến trúc Đông dương ( Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp được hình thành mà mang đanh chất “ Việt”
Trải qua hàng thế kỉ hình thành và phát triển, trải qua nhiều sự biến đổi thế nhưng cốt lõi của phong cách này vẫn mang “vẻ đẹp vượt thời gian”, “sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống”.
Điều này là mong muốn của mọi gia chủ về không gian sống của mình. Có lẽ vậy mà phong cách này vẫn luôn được lựa chọn cho biệt thự cao cấp
Đặc điểm của phong cách Tân Cổ Điển là gì?
Quá khứ là nguồn cảm hứng mang đến phong cách này đó là sự thoải mái, ấm áp, quen thuộc trong sự sang trọng. Khi phong cách này trở thành một vỏ bọc hào nhoáng có sự pha tạp “Đông Tây kế hợp” thiết kế càng phải chút ý nhiều hơn. Làm sao để sự sang trọng không còn được thể hiện bằng cái phông trương, cái được hiện hữu ngay trước mắt. Những đặc điểm của phong cách Tân Cổ Điển:
Đối xứng và cân bằng:
Với xuất phát điểm từ phong cách cổ điển, kế thừa lối kiến trúc này phong cách Tân cổ điển vẫn đề cao sự thoải mái và công năng sử dụng.
Ảnh Behance
Sử dụng những đồ nội thất có kích thước to, rõ ràng; sofa, bàn ghế, giường bọc nhung chân inox, đèn chùm sang trọng, vách giả, bếp dùng đá … đậm chất Neoclassical.
Dù có kích thước và khối lượng lớn nhưng điều quan trọng nhât trong phong cách này là sắp xếp các đồ đạc tạo ra sự đối xứng
Tông màu ấm áp, sang trọng:
Tuy màu sắc không phải là điểm nhấn chủ đạo cho phong cách này, thế nhưng nó nên trở thành nền và tạo ra sự ấm áp tổng thể cho không gian.
Đối với phong cách này, màu trung tính nhất (màu be, nâu, nâu sẫm) thường được sử dụng. Những gam màu được coi là những màu thời thượng mang hướng hoài niệm.
Màu sắc có thể đến từ những bức tường, đồ nội thất và ánh sáng. Điều quan trọng là nó phải được thiết kế một cách hài hòa, dễ chịu không quá phô trương.
Vật liệu cao cấp mang tính địa phương:
Việc sử dụng các vật liệu cao cấp và chất lượng như gỗ sồi, tần bì, óc chó, đá cẩm thạch cũng như rèm cửa, thảm trải sàn, chất liệu nhung ... mang đến bức tranh nghệ thuật “mê mị”
Nội thất phù hợp, tao nhã
Phong cách truyền thống hạn chế những góc độ và đường nét sắc nét, thay vào đó là những góc cạnh và đường cong mềm mại. Đồ nội thất thường được bọc bên ngoài và khá trang trọng nhưng được thiết kế để mọi người có thể cảm nhận ngay được sự cẩn thận, ấm cúng. Hãy chắc chắn rằng mỗi một chiếc ghế đều mang lại cảm giác thoải mái và có gối để sử dụng.
Mẫu thiết kế phòng khách tân cổ điển đẹp - Ảnh Behance
Đường trang trí và đường gờ phào
Có lẽ điều đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào một không gian mang phong cách truyền thống là những nét và khuôn chi tiết trang trí chạy từ sàn lên tới trần và bao xung quanh mỗi yếu tố kiến trúc. Chìa khoá cho phong cách truyền thống là những đường trang trí này – bất kể đồ đạc trong phòng có mang chút ngẫu hứng lộn xộn, chỉ cần thêm các yếu tố này bạn sẽ cảm nhận được nét trang nghiêm, đối xứng của phong cách truyền thống hiện diện trong căn phòng.
Đồ trang trí và Derco:
Dù là những tiểu tiết rất nhỏ thế nhưng đây lại là điểm hút ánh mắt đầu tiên khi bước vào không gian. Đây cũng là những món đồ “nhỏ mà có võ “làm tăng thêm giá trị của đồ nội thất mang phong cách Tân Cổ Điển.
Những họa tiết decor mang đậm sắc thái của thời kì Phục Hưng - Ảnh Behance
Vì những đặc điểm đặc biệt mà phong cách Tân Cổ Điển ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Thế những, bên cạnh những thiết nhận được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước thì nhiều kiến trúc lại còn đang có sự pha tạp và “biến tướng” trở nên “sến”, phô trương.
Phá bỏ những nguyên tắc thiết kế, một số cá nhân muốn thể hiện sự giàu sang bằng cách ốp tất cả những gì được cho là “đẳng cấp”, kết quả là những phiên bản “lâu đài” dị dạng tràn ngập xã hội.[/caption]
Những sự việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất nói chung và phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển nói riêng.
Sự sang trọng sẽ đến từ sự tinh tế. Sự đẳng cấp sẽ đến từ giá trị của công trình, không phải từ hình thức. Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này giúp những ai yêu thích phong cách Tân Cổ Điển hiểu rõ hơn, yêu thích nó hơn. Chúng tôi cũng hi vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn có có những ý tưởng cho không gian của mình theo phong cách Tân Cổ Điển với “vẻ đẹp vượt thời gian”.
AN KHOA DESIGN
Thiết Kế & Thi Công Nội Thất: Biệt Thự – Nhà Phố- Căn Hộ – Spa – Shop – Nhà Hàng – Văn Phòng
—————
Hotline: 0901 293 693
Website: www.ankhoadesign.com.vn – https://ankhoa.com.vn/
Địa chỉ: 2/7 Trung Lang, Phường 12, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Email:[email protected]
———————————————————————————————————
Link tham khảo:
https://kienviet.net/2020/04/15/lam-ro-phong-cach-tan-co-dien-tai-viet-nam/
https://www.architecture.com/knowledge-and-resources/knowledge-landing-page/classical-classical-revival-neo-classical
https://www.britannica.com/art/Classical-architecture
https://www.behance.net/
NGUỒN: https://ankhoadesign.com.vn/
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG AN KHOA
HOTLINE: 0901 293 693
Địa chỉ: 2/7 Trung Lang, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Xưởng sản xuất: 245/12A Bình Thành, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, TP HCM.
Email: [email protected]
Website: ankhoa.com.vn