Hiện nay, dưới dự kết hợp giữa các vật liệu cách tân hiện đại kết hợp các vật liệu truyền thống cùng với nền văn hoá Việt, phong cách Indochine được ứng dụng nhiều trong các dự án căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, nhà hàng… mang cảm giác mộc mạc, bình yên.
Indochine là gì? Phong cách thiết kế Indochine là gì?
Indochine trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương ( Hay còn gọi là bán đảo Trung - Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.
Phong cách thiết kế Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ.
Tại Việt Nam, Phong cách nội thất, kiến trúc bị chịu ảnh hưởng của thực dân Pháp mang đến kết hợp với nền văn hoá bản đại bên cạnh sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù có sự pha trộn nhưng Indochine tại Việt nam lại có sự kết hợp đầy sáng tạo với những đặc trưng riêng: Tính thẩm mĩ cao; vật liệu đặc trưng giàu bản sắc địa phương; gắn liền với lịch sự.
Mặc dù phong cách Indochine trong thời điểm được phục vụ chủ yếu cho chính quyền thực dân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản nhưng vẫn mang màu sắc văn hoá riêng có của Việt Nam.
Hiện nay, dưới dự kết hợp giữa các vật liệu cách tân hiện đại kết hợp các vật liệu truyền thống cùng với nền văn hoá Việt, phong cách Indochine được ứng dụng nhiều trong các dự án căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, nhà hàng…
Mọi không gian mang phong cách Indochine luôn thể hiện được lối sống xanh, tối giản nhưng tràn đầy sức sống. Tất cả đều mang lại cảm giác dễ chịu, bình yên và gẫn gũi.
Những chi tiết này sẽ được chúng tôi đề cập cụ thể ở phần tiếp theo của bài viết.
Công trình tiêu biểu mang phong cách Indochine tại Việt Nam hiện nay:
Khách sạn Metropole Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội
Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Những đặc điểm của phong cách thiết kế Indochine (Indochine style interior)
Chất liệu sử dụng
Như đã nói ở trên, trong phong cách thiết kế Indochine mang đặc trưng của vật liệu địa phương. Mà đặc trưng là gỗ, tre và nứa, gạch, ngói và gốm.
+ Chất liệu gỗ
Với chất liệu gỗ, vật liệu này đã đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam từ ngàn đời nay. Chất liệu gỗ thể hiện nét mộc mạc, dân dã nhưng cũng rất đỗi sang trọng, đẳng cấp. Cũng chính vì vậy mà chất liệu gỗ rất được ưa chuộng và có nhiều ứng dụng trong thiết kế và thi công nội thất. Điển hình như: sàn gỗ, trần, vách ngăn, đồ nội thất…
Ngoài ra, với tính chất mềm, bền chắc,…gỗ còn được sử dụng làm vật dụng ở nhiều công trình như hệ thống cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,…
Gỗ là vật liệu chính hình thành nên không gian mang phong cách Indochine
+ Tre: Tre có độ bền cao, dẻo dai, chống mối mọt. Chính vì những đặc điểm này mà tre được dùng làm đồ trang trí, vách ngăn, ghế, giường ….
Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế.
+ Gạch bông:
Một trong những vật liệu làm nên phong cách Đông Dương chính là gạch bông. Những chi tiết trang trí của gạch bông với nhiều hoạ tiết, hoa văn mang lại vẻ đẹp sang trọng, phong cách ấn tượng và đậm tính nghệ thuật.
Gạch, ngói: Là vật liệu gắn bó với hàng ngàng đời nay của người dân Việt.
Với những chất liệu này không gian mang phong cách Đông Dương sẽ trở mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè và ấp áp vào mùa đông.
3. Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Indochine
Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Bên cạnh đó khi kết hợp giữa màu sắc của gỗ, đồ dùng mây tre với các tone màu trung tính giúp cho không gian ấm cúng, gần gũi rất đậm chất Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, màu tím, màu đỏ,…
3. Cách bố trí không gian:
Để các không gian chức năng không có cảm giác chật hẹp, khu vực bếp - ăn uống - tiếp khách liên thông để có thể "vay mượn" diện tích của nhau. Thay vì dùng vách ngăn tạo cảm giác tù túng, các không gian được phân chia bằng sự thay đổi ở màu tường.
Không gian
Với mong muốn có một không gian sống mộc mạc, hơi hoài cổ giữa đô thị náo nhiệt nhất nước, họ tìm đến Puzzle Studio. Kết hợp phong cách Đông Dương với màu sắc nhiệt đới, các kiến trúc sư thiết kế nội thất giúp họ có một không gian vừa truyền thống vừa hiện đại.
4. Đồ nội thất:
Tổng thể nội thất chủ yếu là mây tre và đồ thủ công, lụa và gốm. Tủ treo quần áo, bàn ghế và gương soi... đều đồng điệu với nhau.
5. Các chi tiết trang trí
Hoa văn, họa tiết trang trí
Điều đáng lưu ý là những họa tiết trang trí tân cổ điển này (néoclassique) không chỉ bị ảnh hưởng từ Pháp, mà còn chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa nơi phong cách kiến trúc Đông-Tây phát triển mạnh tại các thương cảng như Thượng Hải, Giang Âm… Do đó các họa tiết trang trí, hoa văn sử dụng trong phong cách Đông Dương cũng có sự đang dạng. Tuy nhiên tập trung lại các yếu tố:
Họa tiết kỉ hà; Họa tiết hình chữ nhật; Họa tiết tĩnh vật; Họa tiết hoa lá, dây lá, quả; Họa tiết hình thú..
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG AN KHOA
HOTLINE: 0901 293 693
Địa chỉ: 2/7 Trung Lang, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Xưởng sản xuất: 245/12A Bình Thành, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, TP HCM.
Email: [email protected]
Website: ankhoa.com.vn